1 con gà đẻ bao nhiêu trứng trống 1 năm?
Mô hình nuôi gà thả vườn lấy trứng đang phát triển ở nhiều địa phương, bước đầu mang lại thu nhập ổn định cho người chăn nuôi. Tuy nhiên, vì những đặc thù riêng biệt của mô hình thả vườn nên muốn gà đẻ trứng năng suất cao, chất lượng đồng đều, ít bệnh tật, bà con cần thực hiện đúng những kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bà con chi tiết và tỉ mỉ, mời bà con tham khảo. Nội dung bài viết Chuẩn bị điều kiện nuôi gà đẻ trứng thả vườnMột trang trại nuôi gà đẻ trứng thả vườn 1. Chuồng trại
2. Chiếu sáng chuồng đẻ Cần chuẩn bị đầy đủ ánh sáng cho gà để gà dễ tìm ổ đẻ, tránh được hiện tượng cắn mổ nhau, giảm stress. Đặc biệt gà sẽ đẻ nhiều hơn khi được chiếu sáng tốt, trứng gà đồng đều. Nhu cầu ánh sáng của gà mái: Tuần tuổiThời gian chiếu sáng19 tuần tuổi13 giờ20 tuần tuổi14 giờ21 tuần tuổi15 giờTrên 22 tuần tuổi16 giờNgoài ra, nuôi gà đẻ trứng thả vườn bà con nên thắp thêm đèn vào buổi tối khoảng từ 2 – 3 giờ. Điều chỉnh thời gian chiếu sáng phù hợp với điều kiện thời tiết, nếu trời u ám, mưa gió thì nên cho thời gian chiếu sáng lâu hơn và ngược lại. 3. Vườn nuôi
4. Lồng úm gà con
Để trống lồng úm gà con khoảng 14 ngày trước khi nhập gà con về, bên cạnh đó tiến hành khử trùng, phòng bệnh sạch sẽ. Mật độ úm gà con:
5. Máng ăn Gà con từ 1 – 3 ngày tuổi thì trải thức ăn trên giấy. Gà từ 4 – 14 ngày tuổi cho ăn máng nhỏ Gà từ 15 ngày trở lên thì cho ăn máng dài treo. Vào mùa nóng, gà có nhu cầu ăn nhiều hơn nên phải cung cấp nhiều máng ăn: Máng ănMùa nóngMùa lạnhMáng dài (cm/ con)1210Máng treo (máng 100 con)656. Máng uống Máng uống có thể đặt xen kẽ máng ăn hoặc treo lên. Khi nuôi gà đẻ trứng cần phải chú ý đến việc bố trí máng uống hợp lý theo từng mùa. Nhu cầu máng uốngMùa nóngMùa lạnhMáng dài (cm/con)65Máng treo (con/ máng)50707. Bể tắm cát, máng cát sỏi cho gà Trong kỹ thuật nuôi gà thả vườn đẻ trứng, bà con cần chú ý làm bể chứa cát, sỏi cho gà. Kích thước bể khoảng 2m dài, 1m rộng, 0,3m cao với mật độ 40 con gà. 8. Dàn đậu cho gà Bất kể là gà mái đẻ trứng hay gà thịt đều thích ngủ trên dàn đầu. Vì vậy trong chuồng phải thiết kế dàn đầu bằng gỗ hoặc tre (không làm bằng cây tròn trơn). Dàn đậu nên cách mặt đất khoảng 0,5m, mỗi dàn cách nhau từ 30 – 40cm. 9. Làm ổ đẻ cho gà Gà thường có tập tính đẻ vào buổi sáng và nhảy lên cao. Trong kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn, bà con bắt buộc phải làm ổ đẻ vì nếu không làm, gà sẽ đẻ trứng lung tung, làm rơi vỡ rồi ăn luôn. làm ổ đẻ cũng là một cách để kích thích khả năng sinh sản của gà.
Ổ đẻ cho gà Bà con cần cố định ổ đẻ ở một chỗ vì gà có thói quen đã đẻ ở đâu sẽ đẻ tiếp ở đó. Ổ đẻ trứng phải luôn sạch sẽ, thoáng mát, có ánh sáng chiếu thẳng vào. Chọn giống gà đẻ trứng thả vườn1. Chọn giống gà đẻ sai trứng Một số giống gà ta thả vườn lấy trứng hiệu quả:
Một số giống gà đẻ siêu trứng: Giống gà đẻ sai trứngNăng suất đẻ trứng trung bình (quả/ năm)Gà Ai Cập200 – 210Gà Leghorn (Gà lơ go)160 – 220Gà Rhode Island Red (Mỹ)150 – 180Gà New Hampshire180Gà Nagoya200Gà Isa Brown160 – 180Nếu như nuôi nhiều loại gà mái đẻ trứng khác nhau, bà con nên chọn giống thuần chủng và phân chia thành các ô khác nhau, tránh để gà bị lai tạp trứng giữa các giống khác nhau. 2. Tiêu chuẩn chọn gà con Cần lựa chọn gà con có sự phát triển đồng đều về trọng lượng, kích thước cơ thể. Chọn gà con mắt sáng, nhanh nhẹn, không bị khô chân, đi ngoài, phân trắng, bụng vẹo, hở rốn, cánh xệ. 3. Tiêu chuẩn chọn mái đẻ Gà nuôi đến giai đoạn đẻ cần lựa chọn những con gà mái trên 1kg:
Những con gà khác trong đàn nếu chưa đến thời kỳ đẻ trứng phải nuôi tách riêng để gà tiếp tục lớn cho hiệu quả sinh sản tốt. Chăm sóc nuôi dưỡng gà đẻ trứng thả vườn1. Chăm sóc gà con Gà con khi mới mua về cần được đưa vào lồng úm để chăm sóc đặc biệt. Nên vận chuyển gà vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm để gà không bị ngột ngạt. Tránh những ngày mưa bão, gió mùa đông bắc. Chăm sóc gà con Kiểm tra gà giống, loại bỏ những con không đạt yêu cầu. Bổ sung Vitamin hoặc thuốc bổ hòa vào nước cho gà con với liều lượng từ 2 – 3g/ lít nước. Cần đảm bảo đầy đủ nước và thức ăn (gạo tấm nấu hoặc tấm) cho gà con. Chia bữa ăn thành nhiều lần, mỗi lần cho ăn khoảng 2 giờ để kích thích đàn gà ăn nhiều hơn. Lượng thức ăn của gà sẽ tăng dần, có thể pha thêm cám từ phụ phẩm nông nghiệp. Từ ngày thứ 7 phải trộn thuốc cầu trùng trong thức ăn của gà con, sử dụng Rigecoccin 1 gr/10 kg thức ăn (hoặc dùng Sulfamid trộn tỷ lệ 5%). Môi trường lồng úm phải đảm thông thoáng, ấm áp, nhiệt độ và ánh sáng phù hợp với nhu cầu của gà con, hạn chế các chất độc hại do mùi tạo ra, đặc biệt là amoniac từ phân gà. Lưu ý:
2. Giai đoạn gà mái đẻ trứng Vậy gà nuôi bao lâu thì đẻ trứng? Thường thì tùy thuộc vào giống gà mà bà con lựa chọn, nếu được nuôi trong điều kiện tốt sẽ cho thời gian đẻ trứng nhanh hơn. Đặc biệt nếu như áp dụng mô hình nuôi gà ta thả vườn thì sản lượng trứng gà ta thu được vô cùng năng suất, quả trứng đều, đẹp, sạch sẽ.
Gà nuôi theo mô hình thả vườn cho sản lượng trứng cao Chu kỳ đẻ trứng của gà:
Bà con có thể điều chỉnh chu kỳ đẻ trứng của gà bằng cách điều chỉnh ánh sáng phù hợp để năng suất đẻ trứng cao hơn. Bà con cần phân biệt rõ, nếu gà đẻ trứng mà không có con trống thì trứng đó sẽ không sử dụng làm giống được vì không có “tinh trùng” của gà giống. Phôi trong quả trứng không phát triển nên khi ấp, trứng gà sẽ bị hỏng, ung. Do đó, nếu đẻ trứng lấy giống ấp, cần phải tuyển chọn thêm gà trống. Cách ghép gà trống mái với mật độ trung bình 1 con trống cho 7 – 10 con mái là thích hợp. Khi gà mái ở giai đoạn đẻ trứng, cần phải chăm sóc cả con trống, loại bỏ những con ngả màu, yếu, hay đậu trên nóc ổ đẻ hoặc nằm trong ổ đẻ. Nếu gà đẻ trứng gà lấy giống thì phôi sẽ bắt đầu phát triển từ 24 độ C, tỉ lệ nở của trứng sẽ giảm dần và không quá 7 ngày nên cần được ấp càng sớm càng tốt. Lưu ý:
Cai ấp cho gàNếu cho gà ấp trứng thì gà sẽ không đẻ, đặc biệt là giống gà ta. Vì vậy trong kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn lấy trứng hoặc nuôi bất cứ giống gà nào thì bà con nên tiến hành cai ấp cho gà. Sau đẻ, gà sẽ ấp khoảng 21 ngày, nếu ta thu nhặt hết trứng thì gà vẫn ấp, dân gian gọi là ấp bóng. Một số cách cai ấp được áp dụng như sau:
Khi gà hết ấp bóng thì thả gà về chuồng đẻ bình thường. Thức ăn cho gà đẻ sai trứngĐể gà mái có thể đẻ sai trứng với năng suất vượt trội, bà con cần đảm bảo cung cấp cho gà tỉ lệ protein thô từ 16 – 18% và 2.750 Kcal. Đồng thời, bà con phải lựa chọn nguồn thức ăn có xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng, không có chứa mầm bệnh. Chế độ ăn quyết định tới năng suất đẻ của gà mái Thức ăn cho gà đẻ sai trứng bao gồm:
Nguồn thức ăn trên bà con cũng có thể nghiền thành bột và phối trộn theo tỉ lệ thích hợp sau đó đem ép thành cám viên với sự hỗ trợ của các máy ép cám, sẽ giúp gà ăn nhiều hơn, tiêu hóa tốt. Video ép cám viên với máy ép cám trục đứng 3A3Kw M3 Khi gà mái đang trong chu kỳ đẻ trứng phải tăng khối lượng thức ăn để kích thích gà đẻ nhiều, cho sản lượng trứng tốt. Lượng thức ăn cần cung cấp cho gà đẻ trứng như sau: Tuần tuổigram/ con/ ngày1 – 6Ăn tự do7 – 1045 – 5511 – 1655 – 6517 – 2070 – 80Gà đẻ115 – 125Công thức phối trộn 1kg thức ăn bột cho gà đẻ: Nguyên liệuTỉ lệBột bắp45%Cám gạo20%Bột thịt8%Bột cá7%Bánh dầu10%Bánh dầu dừa7%Bột xương0,5%Bột sò2%Muối bột0,55%Vệ sinh phòng bệnh– Tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vườn thả sạch sẽ, không để ao tù, nước đọng ở vườn thả. – Vệ sinh, khử trùng các vật dụng chăn nuôi, máng ăn máng uống, thiết bị phục vụ chăn nuôi gà đẻ trứng thả vườn. – Quan sát và loại bỏ những con gà bị bệnh, nhốt và chăm sóc riêng hoặc đem đi tiêu hủy để không lây lan sang cả đàn. – Gà thả vườn rất hay bị mắc bệnh cầu trùng, vì vậy cần phòng và chữa bệnh kịp thời cho cả đàn gà. Tiêm vacxin cho gà đúng lịch trình – Chăn nuôi gà thả vườn lấy trứng cho tỉ lệ sống sót cao, mau lớn, năng suất trứng vượt trội. Khi nuôi bà con cần tiến hành phòng bệnh cho gà theo đúng chu kỳ: Phòng bệnhNgày tuổiCách phòngGumboro lần 15 – 7Nhỏ mắt, mũiDịch tả lần 15 – 7Nhỏ mắt, mũiChủng đậu1 – 7Chủng dưới cánhGumboro lần 220 – 21Nhỏ mắt, mũiDịch tả lần 220 – 21Nhỏ mắt, mũiGumboro lần 333 – 35Nhỏ mắt, mũiCác bệnh thường gặp ở gà đẻ thả vườn1. Bệnh cầu trùng Tỉ lệ gà thả vườn mắc bệnh cầu trùng từ 4 – 100%, trung bình từ 30 – 50%, tỉ lệ gà bị chết từ 5 -15%. Giai đoạn từ 2 – 8 tuần tuổi có tỉ lệ bị bệnh cao hơn cả. Có 7 loại cầu trùng ở các giai đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa của gà: E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox Biểu hiện:
Điều trị: Thuốc điều trị bệnh cầu trùng cho gà: Tên thuốcNước/ thức ănLiều, liệu trìnhAmproliumNước0,012% – 0,024%, 3-5 ngày 0,006% , 1-2 tuầnChlotetracyclineThức ăn0,22% ± 0,8% canxi , không quá 3 tuầnOxytetracyclineThức ăn0,022% ± 0,18 – 0,55% canxi, không hơn 5 ngàySodium sulfachloropyrazine, monohydrateNước0,03%, 3 ngàySulfadimethoxinNước0,05%, 6 ngàySulfamethazin (sulfadimidin)Nước0,1%, 2 ngày; 0,05%, 4 ngàyToltrazurilNước7 mg/kg thể trọng, 2 ngày2. Bệnh “khò khè” – hô hấp mãn tính (CRD) Biểu hiện:
Bệnh CRD ở gà Cách điều trị:
3. Bệnh dịch tả Biểu hiện:
Cách phòng bệnh:
Đối với gà đẻ trứng thì chỉ nên dùng kháng sinh khi gà bị bệnh. Sau 6 tháng đẻ trứng cần phải tiêm phòng lại dịch tả, cầu trùng, Gumboro cho gà mái đẻ trứng. Trên đây là những thông tin về kỹ thuật nuôi gà đẻ trứng thả vườn cho hiệu quả cao, năng suất vượt trội. Chúc bà con thành công với cách nuôi gà thả vườn lấy trứng này! |